Lỗi code 43 là một trong nhiều mã lỗi trong trình quản lý thiết bị (device manager). Nó được tạo ra khi trình quản lý thiết bị dừng một thiết bị phần cứng nào đó, vì phần cứng đó nó đã báo cáo với Windows rằng nó đang gặp một số loại sự cố không xác định và cần hướng khắc phục.
Thông báo chung chung này có thể có nghĩa là nó gặp sự cố phần cứng thực sự hoặc nó có thể đơn giản là lỗi trình driver mà Windows của chúng ta không thể xác định được những phần cứng đang bị ảnh hưởng bởi nó. Tiêu biểu là lỗi windows has stopped this device because it has reported problems (code 43) mà mình và các bạn sẽ tìm hiểu hướng khắc phục trong bài viết dưới đây
Dưới đây sẽ là một số mô tả trạng thái khi bạn gặp lỗi code 43 hoặc nó không gặp sự cố gì. Để vào Device manager bạn có thể gõ devmgmt.msc vào ô search trên thanh taskbar windows 10.Nếu muốn xem trạng thái thiết bị phần cứng đó như thế nào thì bạn nhấn chuột phải vào thiết bị phần cứng cần xem và chọn properties.
Nếu Windows thấy thiết bị phần cứng hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy thông báo sau:
Dưới đây là thông báo thường xảy ra trên windows XP
Nếu Windows xác định rằng thiết bị phần cứng máy tính của bạn không hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy thông báo lỗi code 43. Lỗi nó tương tự như mô tả dưới đây:
Cách sửa lỗi code 43
Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để giải quyết lỗi code 43. Bởi vì thông báo đoạn lỗi này là hoàn toàn chung chung, bởi vậy chúng ta chỉ có thể khắc phục các bước theo đúng tiêu chuẩn. Nói chung, lỗi code 43 thường được tạo ra do trình driver thiết bị không tải được, không thể giao tiếp với thiết bị USB hoặc bị treo do sự cố.
Khởi động lại máy tính
Bước 1:Đầu tiên bạn cần khởi động lại máy tính của mình, vì nhiều trường hợp chỉ cần bạn khởi động lại máy tính là vấn đề lỗi code 43 sẽ được giải quyết.
Cập nhật driver cho thiết bị
Sự cố có thể do driver thiết bị trên máy tính của bạn không được cập nhật phiên bản mới nhất, để khắc phục bạn làm như sau:
Bước 1: bạn nhấp chuột phải vào nút Start và nhấp vào tùy chọn Device Manager.
Bước 2: Trên Màn hình Device manager, bạn nhấp vào mục Universal Serial Bus Controllers > nhấp Unknown device và cuối cùng nhấp vào Properties.
Bước 3: Trên màn hình tiếp theo, bạn chuyển đến tab Driver và nhấp vào nút Update driver.
Bước 4: ở màn hình tiếp theo, bạn click vào mục Search Automatically for updated driver software option. Để tiến hành cập nhật driver mới nhất cho thiết bị.
Gỡ cài đặt và cài đặt lại driver cho thiết bị
Cách khắc phục tiếp theo là gỡ cài đặt driver thiết bị bị lỗi và làm cho máy tính của bạn cài đặt đúng driver của nó.
Bước 1: Bạn click chuột phải vào nút Start , sau đó click vào Device Manager.
Ở trong màn hình Manager, bạn click chuột phải vào Unknown Device và click Uninstall Device.
Bước 2: Bạn tháo thiết bị USB ra khỏi máy tính.
Bước 3: cắm lại thiết bị USB , sau đó bạn click vào tab Action và click chọn Scan for hardware changes.
Thay đổi cài đặt quản lý nguồn cho USB Root Hub
Đôi khi sự cố này có thể do xu hướng mặc định trong Windows 10 là TẮT Nguồn cấp cho các cổng USB không sử dụng.
Bước 1: Bạn click chuột phải vào nút Start , sau đó click vào Device Manager.
Bước 2:Ở màn hình Device Manager, bạn click chuột phải vào USB Root Hub, sau đó click vào mục Properties.
Bước 3: Ở màn hình Properties, bạn click vào tab Power Management sau đó uncheck(bỏ dấu check) ở mục “Allow the computer to turn off this device to save power” cuối cùng click OK để lưu lại.
Bước 4: bạn cũng lặp lại các bước trên với các USB root Hub khác.Sau đó khởi động lại máy tính.
Vô hiệu hoá Fast Startup
Tính năng Fast Startup trên Windows 10 cũng được cho là nguyên nhân gây ra lỗi này.
Bước 1:Bạn đến Settings > System > click vào mục Power & Sleep. Sau đó bạn nhìn và page bên phải, kéo xuống và chọn vào Additional Power Settings.
Bước 2: Ở màn hình Power Options, click vào mục Choose What the Power Buttons Do.
Bước 3: Ở màn hình tiếp theo, bạn kéo xuống và chọn “Shutdown Settings” and uncheck(bỏ dấu check) mục Turn on fast startup.Sau đó lưu lại (save change) và khởi động lại máy tính.
Kiểm tra các bản cập nhật
Kiểm tra xem liệu máy tính của bạn có bản cập nhật mời nhất hay không bằng cách dưới đây.
Bạn Đến mục Settings > Updates & Security > nhấp vào Windows Update ở khung bên trái. Trong khung bên phải, bạn nhấp vào nút Kiểm tra Cập nhật.
Cập nhật bios
Trong một số tình huống, phiên bản BIOS đã lỗi thời có thể gây ra một vấn đề cụ thể với driver và có thể gây ra lỗi code 43.
Lời kết
Như vậy mình vừa hướng dẫn xong các bạn cách khắc phục lỗi Windows has stopped this device because it has reported problems (Code 43), nếu có thắc mắc điều gì thì các bạn để lại bình luận phía dưới nhé.