Nếu bạn là một người xài máy tính thường xuyên, thì thuật ngữ BIOS hoặc CMOS nó đã quá quen thuộc với chúng ta, đây là hai bộ phận thiết yếu của mainboard. Tuy là hai bộ phận làm việc cùng nhau, nhưng hai công việc lại là khác nhau hoàn toàn. Vậy Bios với Cmos khác nhau thế nào thì mời các bạn cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Top 6 mainboard chơi game tốt nhất 2020
Bios là gì ?
Bios là viết tắt của Basic Input / Output System , BIOS (phát âm là bye-oss) là một chip ROM được tích hợp trên các mainboard, nó cho phép bạn truy cập và thiết lập hệ thống máy tính của mình ở mức cơ bản nhất.Nói chung nó là một dạng firmware(vừa là phần cứng vừa phần mềm) được lưu trữ trong một con chip trên mainboard máy tính của chúng ta. Đây là chương trình đầu tiên chạy khi bạn bật máy tính của mình.
BIOS đầu tiên sẽ thực hiện “POST” , khởi tạo và kiểm tra phần cứng máy tính của bạn. Sau đó, nó định vị và chạy bộ tải khởi động(boot loader) của bạn và nếu không gặp bất cứ sự cố nào, thì tiếp theo nó sẽ tải trực tiếp hệ điều hành của bạn.
BIOS cũng cung cấp một giao diện đơn giản để cấu hình phần cứng máy tính của bạn. Khi khởi động máy tính, bạn có thể thấy thông báo như “Nhấn F2 để thiết lập”. Thiết lập này chính là giao diện cấu hình BIOS của bạn.Ở thời điểm hiện tại 2020 thì các dòng mainboard đời mới hiện tại tuy vẫn sử dụng thuật ngữ bios nhưng thực tế nó là giao diện UEFI đời mới. Khái niệm bios chỉ còn tồn tại với những mainboard đời cũ. Sở dĩ người ta còn gọi như vậy là bởi vì nó quá quen thuộc với người dùng chúng ta và họ không muốn người dùng trong chúng ta phải bỡ ngỡ khi họ chuyển thẳng sang dùng từ mới là UEFI mà thôi.
CMOS là gì ?
Khi bạn thực hiện các thay đổi đối với cấu hình BIOS của mình, các cài đặt sẽ không được lưu trữ trên chip BIOS. Thay vào đó, chúng được lưu trữ trên một chip nhớ đặc biệt, được gọi là “CMOS”. CMOS là viết tắt của ” complementary metal-oxide semiconductor.” CMOS là một chip bán dẫn tích hợp, chạy bằng pin bên trong máy tính để lưu trữ thông tin.
Thông tin này nằm trong phạm vi từ ngày giờ hệ thống đến cài đặt phần cứng hệ thống cho máy tính của bạn. Nó chứa một lượng nhỏ dữ liệu, thường là 256 byte . Thông tin trên chip CMOS bao gồm các loại ổ đĩa được cài đặt, ngày giờ hiện tại của đồng hồ hệ thống và trình tự khởi động máy tính của bạn.
Trên một số bo mạch chủ, CMOS là một chip riêng biệt. Tuy nhiên, trên hầu hết các mainboard hiện đại bây giờ, nó được tích hợp với RTC (real-time clock- đồng hồ thời gian thực) nằm ở chip cầu nam (southbridge).
Bộ nhớ BIOS của bạn không thay đổi-nó giữ lại thông tin của nó ngay cả khi máy tính của bạn không có nguồn. Bởi vậy đây cũng là lý do tại sao CMOS cần có nguồn điện chuyên dụng riêng, và đó chính là pin CMOS.
Pin CMOS
Pin CMOS là pin lithium-ion có kích thước chỉ bằng đồng xu. Nó có thể giữ năng lượng để Cmos hoạt động hơn 10 năm trước khi nó hết pin để chúng ta thay pin mới, và nếu pin CMOS của bạn hết, các cài đặt BIOS của bạn sẽ reset lại về mặc định khi máy tính của bạn tắt.