Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn máy tính, đây được ví như trái tim của hệ thống máy tính , tuy ít được đầu tư và quan tâm như các thành phần khác, nhưng nó đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc giữ cho hệ thống máy tính chúng ta hoạt động được ổn định hay không. Vì nếu bạn chọn một bộ nguồn kém chất lượng, thì nó có thể ảnh hưởng các thành phần linh kiện bên trong case máy tính của chúng ta khi gặp sự cố mất điện hoặc cả khi đang hoạt động bình thường.
Nguồn máy tính là gì ?
Nguồn máy tính cũng là một thành phần phần cứng, nó cung cấp năng lượng cho thiết bị điện. Nó nhận điện từ ổ cắm điện và chuyển đổi dòng điện từ AC (xoay chiều) thành DC (một chiều), để cung cấp điện cho các thành phần linh kiện bên trong case máy tính. Nó cũng điều chỉnh điện áp ở mức thích hợp, cho phép máy tính chạy trơn tru mà không bị quá nóng. Nguồn máy tính là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiếc máy tính nào và nó phải hoạt động một cách chính xác để các thành phần còn lại hoạt động được tốt.
Mô tả chi tiết về một bộ nguồn máy tính
Bộ nguồn máy tính thường được gắn ngay bên trong mặt sau của vỏ case máy tính. Nó nằm trên hay dưới thì đều tuỳ thuộc vào case máy tính chúng ta đang sử dụng. Ngoài ra còn có một quạt mở nằm ở mặt sau của bộ nguồn giúp thoát khí ra phía sau case máy tính của chúng ta.
Mặt bên của nguồn hướng ra bên ngoài vỏ là một cổng “đực”, có ba ngạnh, đây là nơi dây cáp nguồn từ ổ cắm sẽ cắm vào đây. Cũng thường có một công tắc nguồn và một công tắc điện áp cung cấp điện.
Bên hông nguồn là một “bó dây màu lớn” đây là các dây sẽ kết nối với các thành phần linh kiện bên trong case máy tính của chúng ta như: mainboard, ổ cứng, card đồ hoạ..vv.
Nguồn máy tính được đánh giá theo công suất để cho biết chúng có thể cung cấp bao nhiêu điện năng cho máy tính.Ví dụ nguồn 350w, nguồn 400w..v.v. Vì mỗi bộ phận máy tính cần một lượng điện năng nhất định để hoạt động bình thường, nên điều quan trọng là bạn phải chọn một nguồn máy tính có thể cung cấp lượng điện phù hợp.
Công cụ Cooler Master Supply Calculator rất tiện dụng có thể giúp bạn xác định số công suất bạn cần cho máy tính.
Nguồn máy tính ATX và ATX12V
Nguồn ATX và ATX12V là thông số kỹ thuật cấu hình quan trọng để phân biệt khi xử lý của nguồn máy tính. Đối với hầu hết mọi người, sự khác biệt đáng chú ý là cổng cắm kết nối vật lý trên bo mạch chủ. Việc bạn lựa chọn nguồn ATX hay ATX12V tùy thuộc vào loại bo mạch chủ mà bạn đang sử dụng.
Tiêu chuẩn mới nhất, ATX12V v2.4, đã được sử dụng từ năm 2013. Các bo mạch chủ sử dụng ATX12V 2.x series sử dụng đầu nối 24 chân. Bo mạch chủ ATX sử dụng đầu nối 20 chân.
Các bộ nguồn chuẩn ATX12V, mặc dù chúng có 24 chân, nhưng trên thực tế bạn vẫn có thể sử dụng trên bo mạch chủ ATX có đầu nối chỉ 20 chân. 24 chân nhưng chúng ta có thể tách 4 chân còn lại bằng cách “trượt khớp nối”, các bạn có thể xem hình bên dưới để dễ hiểu hơn.
Tuy nhiên, điều này không hoạt động theo chiều ngược lại. Nếu bạn có bộ nguồn ATX có đầu nối 20 chân, nó sẽ không hoạt động với bo mạch chủ có 24 chân. Bởi vì 4 chân bổ sung nhằm mục đích để cung cấp thêm nguồn điện qua các đường ray 12V, vì vậy nguồn máy tính 20 chân không thể cung cấp đủ năng lượng để chạy loại bo mạch chủ này.
Làm thế nào để kiểm tra nguồn máy tính còn hoạt động ?
Mặc dù bạn không phải là KTV máy tính chuyên nghiệp, nhưng vẫn có thể kiểm tra sơ bộ việc nguồn còn sống hay đã chết bằng cách đơn giản sau đây:
Bạn chỉ cần lấy dây kẽm hoặc dây đồng, sau đó ghim vào lỗ của dây xanh lá và dây màu đen bất kì, sau đó kết nối dây nguồn với nguồn máy tính và cắm dây nguồn vào ổ điện, nếu quạt quay thì nguồn còn hoạt động, nếu không quay thì khả năng lớn nguồn của bạn đã bị hư.
Những bộ nguồn máy tính không đạt công suất danh định trên thị trường
Dưới đây mình sẽ đề cập đến những bộ nguồn không đạt công suất danh định-tức là công suất của nguồn đó không đúng với mô tả thông số kỹ thuật của nguồn, nó thường chỉ đạt từ 40-50% công suất thật.
TÊN NGUỒN MÁY TÍNH | CÔNG SUẤT DANH ĐỊNH | CÔNG SUẤT THẬT |
---|---|---|
ARROW AHA-500W | 500W | 247.48W |
BEVOD DLP-400W | 400W | 200.17W |
COLORSit 330U-SNA | 420W | 225.76W |
COLORSit –350U-FNA | 520W | 258.2W |
DeLUX ATX-450W P4 | 450W | 277.76W |
DRAGON ATX400 | 400W | 198.87W |
eMASTER P4-ATX480W-20 | 480W | 123.87W |
FRONTIER ATX-450W-P4 | 450W | 187.31W |
GOLDEN 4U-24 480W | 450W | 272.39W |
HUNTKEY LW-6350 | 350W | 213.51W |
JETEK L420 | 420W | 256.08W |
MAGIC PT-420W | 420W | 214.35W |
MAXIMA POWER RSD-A450 | 450W | 225.41W |
ORIENT P4-450W | 450W | 137.54W |
PEGASUS ATX450 | 450W | 163.55W |
POCA ATX-450W & P4 | 450W | 134.49W |
SWITCH POWER HAY EVEREST ATX-400W | 400W | 245.16W |
SD LC-B400ATX | 400W | 204.01W |
SD LC-B700ATX | 700W | 348.34W |
SP 200XA | 450W | 271/81W |
Top các nhà sản xuất nguồn máy tính tốt nhất thế giới
- SEASONIC
- CORSAIR
- EVGA
- ANTEC
- FSP GROUP
- COOLER MASTER
- THERMALTAKE
- SILVERSTONE
- BE QUITE
- DELTA ELECTRONICS
- XFX
- FRACTAL DESIGN
- GIGABYTE TECHNOLOGY
- ENERMAX
- OCZ STORAGE SOLUTIONS
- COUGAR GAMING
- ACBEL POLYTECH INC
- DEEPCOOL
- ROSEWILL
- CHIEFTEC
- PC POWER AND COOLING
- LIAN-LI
- ZALMAN
- B2
- IBALL
- XILENCE
- FOXCONN
- SEVENTEAM
- BFG TECHNOLOGIES
- MUSHKIN
- APEVIA
- AEROCOOL
- INTERTECH
- VANTEC
- ALPHA SCIENTIFIC ELECTRONICS,INC
- CASECOM
- POLARITY, INC
- AEGIS POWER SYSTEMS,INC
- JEANTECH
- BESTA
- TRUST