Trong thành phần các linh kiện phần cứng như:ram, mainboard, card đồ hoạ.v.v.,đều có ảnh hưởng khá lớn đến sức mạnh hệ thống máy tính của chúng ta, còn riêng HDD tuy ít ảnh hưởng đến sức mạnh hệ thống, nhưng lại là nơi chứa dữ liệu quan trọng của chúng ta, vậy HDD là gì, và dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 14 kiến thức cơ bản về HDD mà bạn không thể bỏ qua.
HDD là gì ?
HDD tiếng anh gọi là hard disk drive dịch ra tiếng việt gọi là ổ cứng hay ổ đĩa cứng, đây là một thiết bị lưu dữ liệu. Nó thường được lắp đặt bên trong case máy tính, được gắn trực tiếp vào bộ điều khiển đĩa của bo mạch chủ máy tính . Ổ cứng nó chứa một hoặc nhiều đĩa , được đặt bên trong một “vỏ bọc” kín khí. Dữ liệu được ghi vào đĩa bằng cách sử dụng một đầu từ tính, nó di chuyển nhanh chóng và liên tục.
Ổ cứng kết nối với bo mạch chủ sử dụng một chuẩn ATA , SCSI , hoặc cáp SATA. Chúng được cấp nguồn bằng cách kết nối với nguồn máy tính. Ngoài ra nói về dữ liệu, các dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng của máy tính bao gồm hệ điều hành , phần mềm, game.v.v, và các tập tin cá nhân của người dùng.
Tại sao máy tính cần ổ cứng?
Máy tính cần có hệ điều hành để cho phép người dùng tương tác và sử dụng nó. Hệ điều hành diễn giải các chuyển động của bàn phím và chuột và cho phép người dùng sử dụng các phần mềm như: trình duyệt Internet , trình xử lý văn bản và game.v.v. . Để cài đặt hệ điều hành máy tính, bạn cần có ổ cứng (hoặc một thiết bị lưu trữ khác ). Thiết bị lưu trữ là nơi cung cấp phương tiện lưu trữ nơi hệ điều hành được cài đặt và lưu trữ.
Ổ cứng cũng được yêu cầu để cài đặt bất kỳ chương trình hoặc tập tin nào khác mà bạn muốn giữ trên máy tính của mình. Khi tập tin được tải xuống máy tính của bạn, chúng được lưu trữ vĩnh viễn trên ổ cứng của bạn hoặc phương tiện lưu trữ khác cho đến khi chúng được di chuyển hoặc gỡ cài đặt hoặc xoá bỏ.
Máy tính có thể hoạt động mà không cần ổ cứng không?
Nếu không có ổ cứng, máy tính có thể “MỞ và POST” . Tùy thuộc vào cách BIOS được cấu hình, các thiết bị khởi động sẽ tự khởi động theo trình tự được thiết lập trong bios. Ví dụ: nếu thiết bị USB của bạn được thiết lập khởi động trong trình tự khởi động trong BIOS, bạn có thể khởi động từ ổ USB BOOT để vào win mà không có ổ cứng.
Ví dụ: ổ đĩa USB BOOT của bạn có thể khởi động bao gồm :file cài đặt Windows, GParted Live , Ubuntu Live hoặc UBCD…hoặc tích hợp nguyên bộ Boot cứu hộ máy tính gồm rất nhiều công cụ để sửa lỗi window khi chúng ta không thể vào win hoặc không có ổ cứng.. Một số máy tính cũng hỗ trợ khởi động qua mạng với PXE (khởi động trước trên môi trường thực thi ).
POST Viết tắt của power-on self-test , POST là bài kiểm tra mà máy tính phải hoàn tất việc xác minh tất cả phần cứng hoạt động có bình thường hay không, trước khi bắt đầu phần còn lại của quá trình khởi động. Quá trình POST kiểm tra phần cứng máy tính như: RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), ổ cứng , ổ CD-ROM , bàn phím , v.v., để đảm bảo tất cả đều hoạt động bình thường.
Ổ cứng trong máy tính hiện đại ngày nay
Máy tính hiện đại ngày nay thường sử dụng ổ SSD ( ổ thể rắn) làm thiết bị lưu trữ chính thay vì ổ cứng HDD. Ổ cứng HDD chậm hơn SSD khi đọc và ghi dữ liệu, nhưng HDD lại cung cấp dung lượng lưu trữ lớn hơn so với mức giá. Bởi vậy, HDD thường dùng làm ổ đĩa phụ để lưu tài liệu, nhạc, video, game…Còn ổ SSD chính có thể chứa hệ điều hành và phần mềm đã cài đặt.
Cấu tạo ổ cứng HDD
Ổ cứng máy tính để bàn bao gồm các thành phần sau: bộ truyền động (actuator) , Bộ truyền động đọc và ghi bằng “cánh tay”(read/write actuator arm) , đầu đọc và ghi(read/write head) , trục chính(spindle), và đĩa từ(platter) . Ở mặt sau của ổ cứng là một bảng mạch được gọi là bộ điều khiển đĩa hoặc bảng giao diện. Mạch này là thứ cho phép ổ cứng giao tiếp với máy tính.
Ổ cứng kết nối với máy tính như thế nào?
Ổ cứng được kết nối với máy tính bằng hai phương tiện: cáp dữ liệu ( IDE , SATA hoặc SCSI ) được kết nối với bo mạch chủ(mainboard) và cáp nguồn từ nguồn máy tính cũng được kết nối với ổ cứng.
Ổ cứng được tìm thấy ở đâu trong máy tính?
Tất cả các ổ cứng nếu được gắn vào máy tính đều được tìm thấy bên trong vỏ case máy tính và tất cả được gắn với bo mạch chủ của máy tính bằng dây cáp ATA, SCSI hoặc SATA. Ổ cứng được cấp nguồn bằng cáp nguồn được tích hợp trong bộ dây nguồn máy tính (PSU).
Những gì được lưu trữ trên ổ cứng?
Ổ cứng có thể lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào mà bạn thích bao gồm: ảnh, nhạc, video, tài liệu văn bản và bất kỳ tập tin nào được tạo hoặc bạn tải xuống. Ngoài ra, ổ cứng còn lưu trữ các tập tin của hệ điều hành và các chương trình phần mềm chạy trên máy tính.
Dung lượng của ổ cứng là gì ?
Ổ cứng thường có khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu hơn bất kỳ ổ nào khác, nhưng kích thước của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào loại ổ và tuổi của nó. Các ổ cứng cũ từ thời “napoleong” có kích thước lưu trữ chỉ từ vài trăm MB ( megabyte ) đến vài GB ( gigabyte ). Ổ cứng hiện đại bây giờ có dung lượng lưu trữ từ vài trăm gigabyte đến vài TB ( terabyte ). Mỗi năm, công nghệ mới của HDD càng phát triển thì dung lượng HDD lại càng tăng lên. Còn kích thước vật lý ổ cứng máy tính để bàn là 3,5 inch và 2,5 inch đối với máy tính xách tay(laptop). Còn ổ cứng SSD giao động từ 1,8 inch đến 5,25 inch.
Dữ liệu được đọc và lưu trữ trên ổ cứng như thế nào?
Dữ liệu được gửi đến và đọc từ ổ cứng được “thông dịch” bởi bộ điều khiển đĩa. Thiết bị này cho phép ổ cứng biết phải làm gì và cách di chuyển các thành phần của nó. Khi hệ điều hành cần đọc hoặc ghi thông tin, hệ điều hành sẽ kiểm tra FAT( Bảng phân bổ tập tin ) của ổ cứng để xác định vị trí tập tin và các vùng ghi có sẵn. Khi đã xác định, bộ điều khiển đĩa sẽ “hướng dẫn” bộ truyền động di chuyển tay đọc / ghi và “căn chỉnh” đầu đọc / ghi một cách chính xác nhất có thể. Bởi vì, các tập tin thường nằm rải rác khắp đĩa, nên đầu đọc và ghi của bộ truyền động phải di chuyển đến các vị trí khác nhau để truy cập tất cả thông tin.
Sau khi hoàn thành các bước trên, nếu máy tính cần đọc thông tin từ ổ cứng, nó sẽ đọc các cực từ trên đĩa. Một bên của cực từ là 0 và bên kia là 1. Qúa trình đọc dữ liệu này sẽ diễn ra dưới dạng dữ liệu nhị phân , máy tính có thể hiểu dữ liệu trên đĩa là gì. Để máy tính ghi thông tin vào đĩa, đầu đọc và ghi sẽ căn chỉnh các cực từ, sau đó ghi số 0 và số 1 để có thể đọc sau.
Ổ cứng “bên ngoài” và “bên trong”
Mặc dù hầu hết các ổ cứng đều gắn trong, nhưng cũng có những thiết bị độc lập được gọi là ổ cứng “gắn ngoài” hoặc còn gọi là ổ cứng di động, nó giúp sao lưu dữ liệu trên máy tính và mở rộng không gian lưu trữ cho chúng ta. Các ổ cứng di động thường được lưu trữ trong một lớp “vỏ bọc” giúp bảo vệ ổ đĩa và cho phép nó giao tiếp với máy tính, thường là qua cổng USB, eSATA hoặc FireWire.
Ổ cứng gắn ngoài có nhiều hình dạng và kích cỡ. Một số lớn và có kích cỡ có thể bằng kích thước của một cuốn sách, trong khi một số khác có kích thước bằng một chiếc điện thoại thông minh cỡ lớn . Ổ cứng gắn ngoài có thể rất hữu ích với chúng ta khá nhiều , vì chúng cung cấp dung lượng lưu trữ nhiều mà còn có thể cùng chúng ta di chuyển linh hoạt.
HDD được thay thế bằng SSD
SSD (ổ cứng thể rắn) đã bắt đầu thay thế HDD (ổ cứng) vì những ưu điểm khác biệt về hiệu suất mà chúng có so với HDD, bao gồm thời gian truy cập nhanh hơn và độ trễ thấp hơn . Mặc dù SSD đang trở nên phổ biến, nhưng HDD vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều máy tính để bàn, chủ yếu là do dung lượng lưu trữ nhiều mà không phải bỏ ra số tiền lớn như mua SSD. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều máy tính xách tay(laptop) bắt đầu sử dụng SSD thay vì HDD, giúp cải thiện tốc độ cũng như độ ổn định của máy tính xách tay.
Lịch sử của ổ cứng máy tính
Ổ cứng đầu tiên được IBM giới thiệu ra thị trường vào ngày 13/9/1956 . Ổ cứng lần đầu tiên được sử dụng trong hệ thống RAMAC 305, với dung lượng lưu trữ 5 MB và chi phí khoảng 50.000 USD (10.000 USD cho mỗi megabyte). Ổ cứng được tích hợp sẵn trong máy tính và không thể tháo rời.
Năm 1963 , IBM đã phát triển ổ cứng di động đầu tiên, có dung lượng lưu trữ 2,6 MB.
Ổ cứng đầu tiên có dung lượng lưu trữ 1 gigabyte cũng được IBM phát triển vào năm 1980. Nó nặng 550 pound tương đương với 250kg và có giá khoảng 40.000 đô la.
Năm 1983 đánh dấu sự ra đời của ổ cứng 3,5 inch đầu tiên do Rodime phát triển. Nó có dung lượng lưu trữ 10 MB.
Seagate là công ty đầu tiên giới thiệu ổ cứng 7200 RPM vào năm 1992 . Seagate cũng giới thiệu ổ cứng 10.000 RPM đầu tiên vào năm 1996 và ổ cứng 15.000 RPM đầu tiên vào năm 2000.
Chúng ta nên gọi “ổ đĩa cứng” hay “ổ cứng”?
Cả “ổ đĩa cứng” và “ổ cứng” đều đúng và có nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên sử dụng thuật ngữ “ổ cứng” trong văn bản của bạn hoặc khi mô tả ổ cứng. Thuật ngữ “ổ cứng” giúp phân biệt nó với SSD ( ổ thể rắn), không chứa đĩa cứng, hoặc thành phần có hình đĩa hoặc bộ phận chuyển động. Cách gọi chuẩn với HDD là ổ cứng còn SSD chúng ta gọi ổ thể rắn.
Lời kết
Mình vừa giới thiệu tới các bạn về ổ cứng, hi vọng nó giúp ích được cho nhiều bạn, nếu các bạn thấy bài viết có ích thì hãy share nó cho nhiều người cùng biết nhé. Xin chào và hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo.